CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ

Đường dây nóng trực tuyến

Hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ

Đường dây nóng trực tuyến

về trang chủ
  • An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

(Chinhphu.vn) – Từ ngày 22/7/2021, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ công bố và vận hành ĐƯỜNG DÂY NÓNG TRỰC TUYẾN hỗ trợ người dân gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng ĐỀ NGHỊ người dân gặp khó khăn, vướng mắc cấp thiết và các vấn đề phát sinh trong quá trình tiếp cận và thụ hưởng chính sách hỗ trợ, gửi phản ánh, kiến nghị đến Cổng Thông tin điện tử Chính phủ qua các hình thức:

  • Gửi email tới địa chỉ: thongtinchinhphu@chinhphu.vn
  • Nhắn qua mục Email của fanpage Thông tin Chính phủ trên Facebook tại địa chỉ:

    https://www.facebook.com/thongtinchinhphu
  • Điền và gửi thông tin theo mẫu.

    LƯU Ý: Nêu rõ nội dung kiến nghị, số điện thoại và địa chỉ nơi cư trú.
    KHUYẾN KHÍCH phản ánh, kiến nghị giúp những người không thể thực hiện các hình thức liên hệ nêu trên. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị kịp thời chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

gửi câu hỏi

captcha: *

12 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO COVID-19

(Theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ)

  • sp-01

    Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  • sp-02

    Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

  • sp-03

    Hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động

  • sp-04

    Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến hết 31/12/2021

  • sp-05

    Hỗ trợ người lao động ngừng việc

  • sp-06

    Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động

  • sp-07

    Chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em

  • sp-08

    Hỗ trợ tiền ăn đối với F0 và F1

  • sp-09

    Hỗ trợ một lần 3.710.000đ đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ, hướng dẫn viên du lịch

  • sp-10

    Hỗ trợ hộ kinh doanh 3.000.000đ/hộ từ ngày 1/5/2021 đến hết 31/12/2021

  • sp-11

    Hỗ trợ cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất

  • sp-12

    Hỗ trợ đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác

Hỏi đáp | Tin tức

  • user

    Nguyễn Việt Khoa

    -

    12/08/2021 13:27

    Tôi làm nghề "xe ôm", vợ tôi nhận hàng may gia công, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên vợ chồng tôi đều thất nghiệp. Khi đăng ký nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP thì chỉ có tôi được nhận còn vợ tôi không thuộc đối tượng. Gia đình tôi có con nhỏ dưới 6 tuổi, xin hỏi gia đình tôi có được hưởng thêm hỗ trợ cho trẻ em dưới 6 tuổi không?

    Trả lời

    Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An trả lời như sau:

    Theo Điều 1 Quyết định số 6652/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh Long An:

    - Đối tượng hỗ trợ: “Người lao động làm một trong các loại công việc sau: Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách (xe truyền thống), xe xích lô; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ); bán lẻ vé số lưu động và một số công việc đặc thù khác thuộc các lĩnh vực, ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND tỉnh và UBND cấp huyện”.

    - Điều kiện hỗ trợ: “Người lao động tự do được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau: Bị mất việc làm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của UBND tỉnh và UBND cấp huyện; Đang cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Cư trú”.

    Trên cơ sở đối tượng và điều kiện hỗ trợ theo quy định, đề nghị ông Khoa liên hệ với UBND cấp xã nơi cư trú để yêu cầu giải quyết.

    Đối với chính sách hỗ trợ cho trẻ em, theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có quy định như sau:

    - Trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương hoặc người lao động ngừng việc hoặc người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em.

    - Trẻ em dưới 16 tuổi trong thời gian điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế được hỗ trợ thêm một lần mức 1.000.000 đồng/trẻ em.

    Như vậy, trường hợp hai vợ chồng ông không thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ cho trẻ em. Đề nghị ông liên hệ Phòng  Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Cần Đước theo số điện thoại 02723.712.972; 02723.881.254, để được trao đổi cụ thể.

    Xem chi tiết
  • user

    Trần Thị Hoài Thu

    -

    12/08/2021 10:51

    Theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ thì có 12 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ. Gia đình tôi thuộc đối tượng thứ 12, khi liên hệ với cơ quan có thẩm quyền thì được trả lời gia đình tôi không thuộc đối tượng được hỗ trợ. Tôi xin hỏi, đối tượng nào mới đủ điều kiện hỗ trợ?

    Trả lời

    Về vấn đề này, UBND tỉnh Đồng Tháp trả lời như sau:

    Thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, theo đó có 12 nhóm đối tượng được xem xét giải quyết. Riêng đối với đối tượng thuộc nhóm 12 (lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác, Chính phủ quy định "Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.

    Tại Quyết định số 964/QĐ-UBND-HC ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp quy định, gồm 5 đối tượng, cụ thể như sau:

    - Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;

    - Thu gom rác, phế liệu;

    - Bốc vác, vận chuyển hàng hoá (tại các chợ, bến tàu, bến xe, bến cảng, nhà kho).

    - Lái xe mô tô 2 bánh chở khách.

    - Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (phục vụ bàn ăn uống, đầu bếp, phục vụ bếp, lễ tân, tạp vụ); chăm sóc sức khỏe (massage, xoa bóp y học, châm cứu).

    Căn cứ những quy định trên, nếu bà thuộc một trong 5 đối tượng nêu trên thì vui lòng liên hệ UBND xã để được hướng dẫn làm hồ sơ hỗ trợ theo quy định.

    Xem chi tiết
  • user

    Nguyễn Tuấn Thanh

    -

    12/08/2021 10:49

    Gia đình tôi có 8 người, trong đó có 2 người lớn tuổi và 3 cháu nhỏ. Anh của tôi lái xe ba gác, chị của tôi làm giúp việc, còn tôi làm nhân viên. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tất cả gia đình tôi phải nghỉ làm. Tại nơi tôi sinh sống đã bị cách ly nên gia đình gặp khó khăn, gia đình đã đề nghị trợ cấp của Nhà nước, nhưng được trưởng khóm trả lời nghề lái xe ba gác và làm giúp việc không thuộc đối tượng lao động tự do để được hưởng trợ cấp. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải thích thế nào là lao động tự do? Chạy xe ba gác có phải lao động tự do?

    Trả lời

    hận được thông tin cần hỗ trợ của ông Nguyễn Tuấn Thanh qua Cổng TTĐT Chính phủ, UBND thành phố Sa Đéc đã giao Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp UBND phường 4 tiến hành kiểm tra rà soát như sau:

    Qua xác minh ông Thanh sinh sống và làm việc tại TP.HCM không có ở địa phương. Trong hộ khẩu có 9 người nhưng có 7 người có mặt ở địa phương gồm ba mẹ, anh chị và 3 đứa con của anh chị. Anh của ông chạy xe ba bánh (xe gia đình tự mua) lấy trái cây ở Lai Vung về cho chị của ông bán ở chợ Sa Đéc. Do dịch bệnh đi lại khó khăn nên đã nghỉ bán từ ngày 24/6/2021.

    Địa phương có thông báo, hướng dẫn cho người lao động tự do đăng ký để được hỗ trợ nhưng địa phương không nhận được đề nghị của anh và chị ông. Đồng thời trưởng khóm cũng giải thích rất rõ về đối tượng lao động tự do được hỗ trợ. Khi phường 4 phong tỏa địa phương cũng quan tâm hỗ trợ mỗi hộ gia đình 10kg gạo, mì, trứng và rau, củ.

    Về việc gia đình có người chạy xe ba gác là đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 964/QD-UBND-HC ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Xin thông tin đến ông được biết và đề nghị gia đình ông liên hệ Trưởng ban nhân dân khóm để được hỗ trợ.

    Xem chi tiết
  • user

    Nguyễn Thị Thanh Huyền

    -

    10/08/2021 16:36

    Gần nhà tôi có trường hợp làm nghề chạy xe ôm, người này mất hết giấy tờ tùy thân, từ chứng minh nhân dân đến hộ khẩu tạm trú, không có nhà ở, thường ngủ vỉa hè, nhà người quen hoặc cây xăng. Tôi xin hỏi, trường hợp này có được hỗ trợ không?

    Trả lời

    Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai trả lời vấn đề này như sau:

    Căn cứ Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo quy định tại Khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, đối tượng là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 1.500.000 đồng/tháng đối với khu vực nông thôn và 2.000.000 đồng/tháng đối với khu việc thành thị mà làm các công việc sau:

    - Thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa.

    - Lái xe mô tô 2 bánh chở khách (xe ôm), lái xe công nghệ 2 bánh.

    - Bán vé số lưu động, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định.

    - Lao động giúp việc gia đình, lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non.

    - Tự làm hoặc lao động làm việc trong các lĩnh vực: Ăn uống, lưu trú, du lịch, cơ sở làm đẹp (cắt- uốn tóc, nail); lao động làm công việc tại các cơ sở dịch vụ phải tạm dừng theo hoạt động theo chỉ đạo của UBND tỉnh từ ngày 1/5/2021, gồm: Karaoke, quán bar, vũ trường, phòng trà, rạp chiếu phim, cơ sở massage, xông hơi, điểm kinh doanh trò chơi điện tử, phòng tập Gym, fitness, billards, yoga.

    Như vậy, căn cứ đối tượng trên trường hợp gần nhà bà thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Bà có thể liên hệ UBND xã, phường nơi ông đang ở để làm thủ tục hưởng chế độ theo quy định.

    Xem chi tiết
  • user

    Trần Hồng Châu

    -

    10/08/2021 16:30

    Tôi mở phòng tập Gym, được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh vào năm 2014. Do doanh thu từ hoạt động phòng tập Gym của tôi dưới 100 triệu đồng/năm nên tôi không thuộc trường hợp phải nộp thuế, do đó không đăng ký mã số thuế. Từ ngày 1/6/2021 đến nay do thực hiện theo Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 31/5/2021 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc khẩn trương thực hiện cấp bách các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh nên phòng tập Gym của tôi đã đóng cửa, tạm ngưng hoạt động đến nay. Ngày 30/7/2021, tôi có gửi đơn đề nghị hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (mẫu số 11 dành cho hộ kinh doanh) đến UBND phường 8, thành phố Trà Vinh nhưng cán bộ phụ trách trả lời không thể nhận đơn lý do không đủ điều kiện: không có đăng ký thuế, không cung cấp được chứng từ nộp thuế tháng gần nhất. Tôi đã giải thích là trường hợp của tôi là do thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm nên không thuộc trường hợp nộp thuế nhưng vẫn không được chấp nhận. Tôi xin hỏi, trường hợp của tôi có được nhận hỗ trợ theo quy định không, nếu được nhận thì tôi phải làm gì và nếu không được nhận thì tôi thuộc trường hợp nào theo quy định?

    Trả lời

    Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh trả lời như sau:

    Căn cứ Khoản 10 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, có nêu: “Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề phòng, chống dịch COVID-19 được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần 3.000.000 đồng/hộ”.

    Căn cứ Khoản 1 Điều 35 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có nêu: “Hộ kinh doanh được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau: 1. Có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế”.

    Trường hợp hộ kinh doanh của ông Trần Hồng Châu có đăng ký kinh doanh, nhưng không có đăng ký thuế, do đó không đủ điều kiện để được hỗ trợ chính sách theo quy định.

    Xem chi tiết
  • user

    Trần Huệ Mẫn

    -

    10/08/2021 10:39

    Tôi là lao động tự do đang tạm trú tại tỉnh Bình Dương, bị thất nghiệp do dịch COVID-19. Tôi được biết về gói hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ, trong đó có đối tượng lao động tự do. Theo tôi, gói hỗ trợ này cần đến được tay người lao động tự do kịp thời, đúng thời điểm, tức là ngay lúc đại dịch này chứ không phải đợi đến qua đại dịch mới được hỗ trợ. Bởi, hiện nay người lao động tự do đang gặp rất nhiều khó khăn, không có tiền chi trả nhà trọ, tiền ăn, trong khi lương thực, thực phẩm lại tăng giá, hơn nữa không phải chủ nhà trọ nào cũng giảm hoặc miễn phí thuê cho người lao động. Tôi thấy có nhiều nơi cán bộ đến tận nhà trọ để giúp người dân đăng ký nhận hỗ trợ, tại nơi tôi tạm trú chưa có động thái nào, dù đã có thông báo về gói hỗ trợ. Tôi liên hệ với phường thì được trả lời đã phát phiếu đăng ký cho khu phố. Tôi liên hệ với khu phố thì được trả lời đang trong thời gian dịch bệnh, giãn cách, đợi qua dịch sẽ cho đăng ký nhận hỗ trợ và hiện chưa có kinh phí. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền có giải pháp giúp đỡ người dân.

    Trả lời

    Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương trả lời như sau:

    Trước tiên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xin ghi nhận ý kiến của ông Trần Huệ Mẫn. Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 1 của Quyết định 09/2021/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh Bình Dương về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng khác bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thì ông Trần Huệ Mẫn thuộc diện đối tượng được hưởng hỗ trợ với mức hỗ trợ là 1.500.000 đồng/1 người/1 lần (hỗ trợ một lần duy nhất).

    Quy trình hỗ trợ: Đề nghị ông Trần Huệ Mẫn đối chiếu xem mình thuộc đối tượng nào để thực hiện quy trình cho phù hợp.

    - Đối với các nhóm người lao động tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g Khoản 1, Điều 1 của Quyết định 09/2021/QĐ-UBND thì người dân điền mẫu đơn đề nghị hỗ trợ và gửi UBND cấp xã. UBND cấp xã sau khi nhận đủ hồ sơ sẽ trình UBND cấp huyện để phê duyệt hỗ trợ.

    - Đối với người lao động tại Điểm h Khoản 1, Điều 1 của Quyết định 09/2021/QĐ-UBND thì người dân cũng điền mẫu đơn đề nghị hỗ trợ và gửi UBND cấp xã. UBND cấp xã sau khi nhận đủ hồ sơ sẽ gửi UBND cấp huyện để trình UBND tỉnh phê duyệt.

    Do đó, để kịp thời được nhận hỗ trợ đề nghị ông Trần Huệ Mẫn liên hệ với UBND cấp xã nơi công dân đang cư trú để làm các thủ tục đề nghị hỗ trợ.

    Đối với nội dung hỗ trợ tiền nhà trọ, hiện nay, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương đang tham mưu trình UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động trong tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong đó, dự kiến sẽ thực hiện hỗ trợ trong tháng 8/2021, với mức là 300.000 đồng/1 người/1 lần (hỗ trợ một lần duy nhất).

    Xem chi tiết
  • user

    Nguyễn Thị Nguyệt

    -

    10/08/2021 10:35

    Tôi sinh sống tại tổ 3, khu phố 8b, phường Tân Biên, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Theo tôi được biết, Chính phủ có ban hành chính sách hỗ trợ cho người lao động tự do nhưng tại khu phố tôi ở có 3 hộ dân không nhận được thông báo cũng như giấy đề nghị hỗ trợ của khu phố phát tới. Gia đình tôi buôn bán nhỏ lẻ tại nhà và đang trong khu vực phong tỏa nên ngừng kinh doanh 1 tháng nay. Xin hỏi, tôi phải làm thủ tục thế nào để nhận được hỗ trợ? Tôi có thể viết giấy đề nghị hỗ trợ bằng tay có được không?

    Trả lời

    Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai trả lời vấn đề này như sau:

    Căn cứ Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; theo quy định tại Khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ, đối tượng là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 1.500.000 đồng/tháng đối với khu vực nông thôn và 2.000.000 đồng/tháng đối với khu việc thành thị mà làm các công việc sau:

    - Thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa.

    - Lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm), lái xe công nghệ 02 bánh.

    - Bán vé số lưu động, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định.

    - Lao động giúp việc gia đình, lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non.

    - Tự làm hoặc lao động làm việc trong các lĩnh vực: Ăn uống, lưu trú, du lịch, cơ sở làm đẹp (cắt- uốn tóc, nail); lao động làm công việc tại các cơ sở dịch vụ phải tạm dừng theo hoạt động theo chỉ đạo của UBND tỉnh từ ngày 01/5/2021, gồm: karaoke, quán bar, vũ trường, phòng trà, rạp chiếu phim, cơ sở massage, xông hơi, điểm kinh doanh trò chơi điện tử, phòng tập Gym, fitness, billards, yoga.

    Như vậy, căn cứ đối tượng trên thì bà thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Bà có thể liên hệ với UBND phường Tân Biên, TP. Biên Hòa để thực hiện thủ tục hưởng chế độ theo quy định.

    Bên cạnh đó, để kịp thời được hưởng chính sách, bà có thể ghi đơn đề nghị hỗ trợ bằng tay theo mẫu tại Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Nai.

    Xem chi tiết
  • user

    Nguyễn Thị Thanh

    -

    10/08/2021 10:32

    Em tôi mở cửa hàng bán quần áo tự do (không đăng ký hộ kinh doanh). Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, em tôi phải đóng cửa nhưng không được miễn tiền thuê mặt bằng. Gia đình em tôi còn có con nhỏ. Xin hỏi, em tôi có được hưởng hỗ trợ không?

    Trả lời

    Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang trả lời vấn đề này như sau:

    Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP về việc hỗ trợ cho lao động tự do, ngày 17/7/2021, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 722/QĐ-UBND về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo quy định tại Điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ. Quyết định này đã được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Tại Quyết định số 722/QĐ-UBND quy định: Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thuộc các hộ gia đình phi nông nghiệp được hỗ trợ 1.500.000 đồng/người khi có đủ các điều kiện sau:

    - Mất việc làm từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021, không có nguồn thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 1.500.000 đồng/tháng với khu vực nông thôn và 2.000.000 đồng/tháng đối với khu vực thành thị (mức chuẩn nghèo của quốc gia giai đoạn 2021 - 2025), gặp khó khăn trong cuộc sống.

    - Làm một trong những công việc sau:

    Thu gom phế liệu; bốc vác (tại chợ, bến xe, bến cảng); vận chuyển hàng hóa (chuyển hàng hoá bằng xe thô sơ, xe mô tô 2 bánh, xe xích lô, xe ba gác, xe đẩy tại các chợ đầu mối, các ga đường sắt, cảng sông); lái xe mô tô 2 bánh chở khách (xe ôm); bán lẻ xổ số lưu động; thợ xây, phụ hồ.

    Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống (nhà hàng, quán ăn; quán rượu, bia, quầy bar; quán cà phê, giải khát), cơ sở làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, sơn sửa móng tay).

    Ngoài các đối tượng quy định nêu trên, UBND cấp huyện chủ động hỗ trợ cho đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 trên địa bàn quản lý theo chính sách trợ giúp xã hội khẩn cấp quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

    Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trao đổi để bà Thanh được rõ chính sách hỗ trợ cho lao động tự do của tỉnh.

    Đề nghị bà và em gái bà xem xét, nếu thấy bản thân đủ điều kiện được hỗ trợ quy định tại Quyết định số 722/QĐ-UBND thì làm đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu quy định tại Quyết định số 722/QĐ-UBND) và nộp cho UBND xã Ngọc Lý để xem xét, giải quyết.

    Xem chi tiết

ĐƯỜNG DÂY NÓNG
HỖ TRỢ Y TẾ

  • bộ y tế: 19009095

  • Tỉnh Quảng Nam

  • Tỉnh An Giang

  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  • Tỉnh Bạc Liêu

  • Tỉnh An Giang

  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  • Tỉnh Bạc Liêu

cổng thông tin dịch vụ hành chính công Công an TPHCM
Top