(Chinhphu.vn) – Từ ngày 22/7/2021, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ công bố và vận hành ĐƯỜNG DÂY NÓNG TRỰC TUYẾN hỗ trợ người dân gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng ĐỀ NGHỊ người dân gặp khó khăn, vướng mắc cấp thiết và các vấn đề phát sinh trong quá trình tiếp cận và thụ hưởng chính sách hỗ trợ, gửi phản ánh, kiến nghị đến Cổng Thông tin điện tử Chính phủ qua các hình thức:
- Gửi email tới địa chỉ: thongtinchinhphu@chinhphu.vn
-
Nhắn qua mục Email của fanpage Thông tin Chính phủ trên Facebook tại địa chỉ:
https://www.facebook.com/thongtinchinhphu -
Điền và gửi thông tin theo mẫu.
LƯU Ý: Nêu rõ nội dung kiến nghị, số điện thoại và địa chỉ nơi cư trú.
KHUYẾN KHÍCH phản ánh, kiến nghị giúp những người không thể thực hiện các hình thức liên hệ nêu trên. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị kịp thời chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
12 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO COVID-19
(Theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ)
-
Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
-
Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
-
Hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động
-
Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến hết 31/12/2021
-
Hỗ trợ người lao động ngừng việc
-
Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động
-
Chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em
-
Hỗ trợ tiền ăn đối với F0 và F1
-
Hỗ trợ một lần 3.710.000đ đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ, hướng dẫn viên du lịch
-
Hỗ trợ hộ kinh doanh 3.000.000đ/hộ từ ngày 1/5/2021 đến hết 31/12/2021
-
Hỗ trợ cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất
-
Hỗ trợ đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác
Hỏi đáp | Tin tức
-
Nguyễn Văn Thừa
-07/01/2022 11:09
Điều kiện nhận hỗ trợ lao động tự do mất việc làm tại Cà Mau
Tôi quê quán tỉnh Cà Mau, bán hàng rong tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Do giãn cách xã hội, tôi bị mất việc làm từ ngày 1/7/2021. Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP thì tôi được hỗ trợ 1.500.000 đồng, nhưng đến nay tôi vẫn chưa được nhận. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét.Trả lời
Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau trả lời như sau:
Ghi nhận thông tin trực tiếp qua điện thoại ông Thừa cung cấp (ngày 30/12/2021) được biết, ông làm nghề bán bánh bao tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang từ năm 2019, đến tháng 7/2021 bị ngừng việc, giảm thu nhập do TP. Phú Quốc thực hiện giãn cách xã hội.
Đến 27/10/2021, sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, ông về cư ngụ tại Phường 6, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Đầu tháng 11/2021, ông có liên hệ đến khóm nơi cư trú hỏi về chính sách hỗ trợ nhưng không đủ điều kiện hỗ trợ, với lý do như sau:
Căn cứ Điều 1 Quyết định số 1502/QĐ-UBND ngày 9/8/2021 của UBND tỉnh quy định đối tượng, mức chi hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo quy định tại Điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ; đối tượng, mức chi hỗ trợ đối với người dân gặp khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau có thời gian ngừng việc từ 15 ngày trở lên.
Tuy nhiên, thời gian ông Thừa bán hàng rong, bị ngừng việc, mất thu nhập do giãn cách xã hội tại địa bàn TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Do đó, ông không thuộc đối tượng áp dụng, điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn theo Quyết định số 1502/QĐ-UBND ngày 9/8/2021 và Quyết định số 1712/QĐ-UBND ngày 4/9/2021 của UBND tỉnh Cà Mau.
Để được hưởng chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đề nghị ông liên hệ với chính quyền cơ sở của TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (nơi ông bị mất việc làm) để được xem xét hỗ trợ.
-
Trần Thúy Trinh
-07/01/2022 08:43
Hậu Giang trả lời về việc hỗ trợ gia đình bà Trần Thúy Trinh
Gia đình tôi có 8 người đều là lao động tự do, làm việc ở các tỉnh, thành phố khác nhau. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các thành viên đã trở về tỉnh Hậu Giang. Theo tôi tham khảo quy định của Chính phủ, lao động tự do không có hợp đồng lao động được nhận hỗ trợ 1.500.000 đồng/người. Khi gia đình tôi thực hiện thủ tục thì cán bộ xã cho biết, người lao động đi làm ở đâu thì được nhận hỗ trợ tại nơi đó và không giải quyết ở địa phương. Hiện gia đình tôi đang rất khó khăn, đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn, xem xét hỗ trợ.Trả lời
UBND tỉnh Hậu Giang trả lời vấn đề này như sau:
Trong 8 người mà bà Trần Thúy Trinh đã nêu thì có 1 người làm nghề cắt tóc, uốn tóc tại địa phương tên Trần Thúy Lan, đã được hỗ trợ, số người còn lại làm các ngành nghề như sau: 1 người làm xây dựng ở TPHCM; 2 người làm lò bún, là sinh viên đang học; 1 người làm tiếp tân trong câu lạc bộ thể hình ở TP. Cần Thơ; 1 người bán cà phê ở TPHCM; 1 người làm tóc ở TP. Cần Thơ.
Đến thời điểm xét duyệt hồ sơ thì có 2 trường hợp đúng ngành nghề nhưng không có xác nhận ở địa phương nơi làm việc, vì vậy không đủ điều kiện được hỗ trợ theo quy định. Còn lại 5 trường hợp không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND ngày 18/7/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang.
-
Nguyễn Văn Lam
-06/01/2022 15:51
Hậu Giang: Có 7 nhóm đối tượng được hỗ trợ
Cho tôi hỏi, đối tượng người lao động làm thợ hồ, phụ hồ có được hỗ trợ không?Trả lời
UBND tỉnh Hậu Giang trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ quy định tại Điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; ngày 18/7/2021, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, quy định cụ thể đối tượng được hỗ trợ:
Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 1.300.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị và 1.000.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn làm một trong các công việc sau:
- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;
- Mua bán phế liệu lưu động;
- Bốc vác;
- Vận chuyển hàng hóa bằng xe thô sơ;
- Lái xe honda ôm;
- Bán lẻ vé số lưu động (bán vé số dạo);
- Tự làm hoặc làm việc tại các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống; Cắt tóc, uốn tóc.
Trường hợp của ông Nguyễn Văn Lam (thợ hồ, phụ hồ) không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND ngày 18/7/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang.
-
Trịnh Văn Thọ
-06/01/2022 15:50
Thợ sửa điện, nước không thuộc đối tượng nhận hỗ trợ
Cho tôi hỏi, tôi là lao động tự do, làm thợ sửa điện, nước bị mất việc do ảnh hưởng của dịch có được nhận hỗ trợ?Trả lời
UBND tỉnh Hậu Giang trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ quy định tại Điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; ngày 18/7/2021, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND về việc hỗ trợ đối tượng người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, quy định cụ thể được hỗ trợ như sau:
Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 1.300.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị và 1.000.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn làm một trong các công việc sau:
- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;
- Mua bán phế liệu lưu động;
- Bốc vác;
- Vận chuyển hàng hóa bằng xe thô sơ;
- Lái xe honda ôm;
- Bán lẻ vé số lưu động (bán vé số dạo);
- Tự làm hoặc làm việc tại các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống; cắt tóc, uốn tóc.
Căn cứ các quy định nêu trên, thì trường hợp phản ánh của ông Trịnh Văn Thọ (làm điện, nước) không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND ngày 18/7/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang.
-
Nguyễn Hoàng Ba
-06/01/2022 15:49
Hậu Giang đã mở các chốt kiểm soát dịch
Hiện nay, tại huyện Châu thành, tỉnh Hậu Giang đã không còn ca mắc COVID-19 mới nhưng các chốt kiểm soát liên huyện, thị xã vẫn còn, người dân chưa được lưu thông bình thường. Cho tôi hỏi, đến bao giờ các chốt kiểm soát trên địa bàn mở cho người dân lưu thông?Trả lời
UBND tỉnh Hậu Giang trả lời vấn đề này như sau:
Tại Điểm d Mục số 2 Văn bản số 1879/UBND-NCTH ngày 2/10/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang quy định việc di chuyển qua lại giữa các địa bàn trong tỉnh:
- Người dân trong tỉnh được đi lại giữa các địa phương (trừ khu vực đang thực hiện phong tỏa hoặc thiết lập cách ly y tế) nhưng phải bảo đảm các biện pháp bắt buộc chung quy định tại Điểm a Mục 2 Văn bản này.
- Trường hợp thật sự cần thiết phải vào khu vực đang thực hiện phong tỏa hoặc thiết lập cách ly y tế phải được Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 các cấp cho phép.
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 1879/UBND NCTH, hiện nay, trên địa bàn huyện Châu Thành đã mở các chốt kiểm soát liên xã, thị trấn. Tuy nhiên, do số lượng người quê Hậu Giang đang sinh sống ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai về địa phương rất nhiều, để làm tốt công tác phòng chống dịch và bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân là trên hết, nên tạm thời chưa mở các chốt kiểm soát liên huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đến nay, các chốt kiểm soát trên địa bàn tỉnh đã mở, lưu thông bình thường.
-
Bùi Tuấn Cường
-06/01/2022 15:39
Ông Bùi Tuấn Cường không đủ điều kiện được hỗ trợ
Tôi là lao động tự do ở tỉnh Hậu Giang, công việc là làm thợ hồ, chạy xe ôm và bốc vác. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và giãn cách xã hội tôi bị mất việc làm không có thu nhập để nuôi gia đình và bản thân. Đề nghị cơ quan chức năng xem xét, hỗ trợ cho gia đình tôi.Trả lời
UBND tỉnh Hậu Giang trả lời vấn đề này như sau:
Trường hợp phản ánh của ông Cường đã được UBND xã Nhơn Nghĩa A xác minh thì ông Cường có hành nghề thợ hồ nhưng không có chạy xe ôm và đi bốc vác. Do đó, ông Cường không đủ điều kiện được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND ngày 18/7/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang.
-
Nguyễn Hoàng Chúng
-06/01/2022 14:40
Thợ sửa xe máy không thuộc đối tượng được hỗ trợ
Tôi là thợ sửa xe máy, có thuê nhà ở thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên tôi bị mất việc làm. Tôi có liên hệ với Trưởng ấp và UBND thị trấn Một Ngàn để đề nghị hỗ trợ thì được trả lời trường hợp của tôi không thuộc đối tượng hỗ trợ. Cho tôi hỏi, cán bộ địa phương trả lời như vậy có đúng không?Trả lời
UBND tỉnh Hậu Giang trả lời vấn đề này như sau:
Trường hợp của ông Nguyễn Hoàng Chúng là thợ sửa xe máy thì không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND ngày 18/7/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang, cụ thể:
- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;
- Mua bán phế liệu lưu động;
- Bốc vác;
- Vận chuyển hàng hóa bằng xe thô sơ;
- Lái xe honda ôm;
- Bán lẻ vé số lưu động (bán vé số dạo);
- Tự làm hoặc làm việc tại các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống; cắt tóc, uốn tóc.
-
Trần Thu Thủy
-06/01/2022 10:34
Nghỉ việc không lương quá 30 ngày được trợ cấp theo chính sách nào?
Tôi ký hợp đồng lao động với chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên để đảm nhiệm vị trí giám đốc. Do dịch COVID-19, tôi bị tạm ngừng lao động, không hưởng lương quá 30 ngày liên tiếp. Vậy, tôi có được trợ cấp theo Nghị quyết số 68/NQ-CP không?Trả lời
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:
Ngày 8/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP; ngày 6/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; trong đó đã sửa đổi bổ sung quy định về đối tượng, điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, cụ thể như sau:
“Điều 13. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do thuộc một trong các trường hợp sau: Phải điều trị COVID-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa, không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19; do người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động toàn bộ hoặc một phần theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch COVID-19 hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
1. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến ngày 31/12/2021.
2. Đang tham gia BHXH bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH) tại tháng người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương hoặc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương”.
Bà Thủy đề nghị công ty đối chiếu các nội dung đã được sửa đổi, bổ sung để thực hiện theo quy định.
Để biết thêm thông tin chi tiết bà có thể liên hệ với UBND quận, huyện, thị xã nơi có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn mà bà làm việc hoặc gọi tới Tổng đài 024.1022 - bấm phím số 5 (chọn nhánh 5) để được giải đáp, hướng dẫn.